Cách dùng, lưu ý khi sử dụng Bồ công anh

Bồ công anh là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Cách dùng và lưu ý khi sử dụng bồ công anh rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Cách dùng bồ công anh

Mỗi bộ phận của cây bồ công anh có cách dùng khác nhau. Lá, thân và hoa thường được sử dụng tươi, ăn chín/sống hoặc ép thành nước uống. Rễ thường được sấy khô và dùng để pha trà hoặc pha cà phê. Để tận dụng tối đa tác dụng của bồ công anh, cách dùng và liều lượng cũng khác nhau:

  • Lá tươi: sử dụng 4-10 gram, dùng hàng ngày.
  • Lá khô: 4-10 gram, dùng pha trà uống hàng ngày.
  • Nước ép lá tươi: 1 thìa cà phê (5 ml), ngày 2 lần.
  • Rễ tươi: 2-8 gram, dùng hàng ngày.
  • Bột khô: 250-1,000 mg, dùng tần suất bốn lần một ngày, có thể pha vào nước để dễ uống.

Dưới đây là một số bài thuốc kết hợp bồ công anh để trị bệnh:

  • Trị viêm phổi: bồ công anh 30g, bại tướng thảo 40g, hoàng cầm 12g, tiền hồ 12g. Sắc uống ngày một thang.
  • Chữa phụ nữ vú sưng đau: bồ công anh 120g, sài đất 80g, thông thảo 12g, quả chộp phơi khô 30g, gai bồ kết 20g. Sắc uống.
  • Trị viêm hang vị dạ dày: bồ công anh 30g, hoàng cầm 8g, bạch thược 12g, uất kim 12g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Bồ công anh dùng để uống như trà

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Bồ công anh có độc tính thấp và được đánh giá là an toàn với người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu cơ thể có cảm giác ớn lạnh, chân tay lạnh hoặc dễ bị cảm lạnh, không nên sử dụng bồ công anh.
  • Nếu dùng một lượng lớn có thể gây mất cảm giác ngon miệng, kiệt sức, mệt mỏi, đổ mồ hôi. Hãy dùng trong liều lượng cho phép như đã được đề cập ở phần cách dùng.
  • Khi đang dùng bồ công anh để chữa bệnh, không ăn kèm các thức ăn như rau muống, đỗ xanh, đồ cay, rượu, bia, vì chúng có thể làm mất tác dụng hoặc phản tác dụng của thuốc.
  • Tránh sử dụng bồ công anh cùng với các loại thảo dược/thực phẩm như ớt, đinh hương, danshen, tỏi, gừng, bạch quả, hạt dẻ ngựa, sâm, bạch dương, cỏ ba lá đỏ, bột nghệ, vì sự kết hợp này có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Khi sử dụng thuốc theo toa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bồ công anh.
  • Những người dị ứng với thực vật như cỏ phấn hương, hoa cúc, hoặc cúc vạn thọ không nên sử dụng bồ công anh.
  • Không sử dụng sản phẩm này mà không có lời khuyên y tế nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Người dị ứng phấn hoa không nên dùng bồ công anh

Những tác dụng phụ có thể gặp, tương tác có thể gặp khi sử dụng bồ công anh

  • Bồ công anh có thể gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, da mẩn đỏ, đặc biệt ở những người bị dị ứng với phấn hoa.
  • Viêm da tiếp xúc cũng có thể xảy ra ở những người có làn da nhạy cảm khi sử dụng bồ công anh.
  • Bồ công anh có thể gây ra một số tương tác bất lợi với các loại thuốc, đặc biệt là một số thuốc lợi tiểu và thuốc kháng sinh. Phản ứng phụ như dị ứng, đánh trống ngực, ngất có thể xảy ra khi bồ công anh tương tác với các thuốc có hoạt chất Ciprofloxacine Citochrome, Glucoronosyltransferase.

Các phản ứng dị ứng khi sử dụng bồ công anh

Trên đây là những thông tin về cách dùng, lưu ý khi sử dụng bồ công anh đã được tổng hợp. Hy vọng mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Nguồn: Healthline, Drug.com, tieucanhdep

Bạn có thể quan tâm:

Các cách sử dụng cây bồ công anh hiệu quả
Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?