Tại các sảnh khách sạn, văn phòng hiện nay thường trồng cây Dừa cạn để cho cảnh quan thêm đẹp. Không chỉ trồng làm cảnh quan, Dừa cạn còn được trồng trong các giỏ nhỏ treo ở cửa sổ cực đẹp.
Là loài cây được dân văn phòng rất ưa chuộng. Dừa Cạn không chỉ làm cho không gian trở nên đầy màu sắc, sinh động mà còn giúp gia tăng vượng khí. Đặt một chậu Dừa cạn trên bàn làm việc sẽ giúp cho người trồng cảm thấy vui vẻ, an nhiên hơn.
Mặc dù mang nhiều ý nghĩa, nhưng không phải ai cũng biết cây Dừa cạn phong thủy mang lại may mắn như thế nào. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa của cây Dừa cạn phong thủy.
Đặc điểm cây Dừa cạn phong thủy
Cây Dừa cạn phong thủy có tên khoa học là Catharanthus Roseus, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Đây là loài cây phổ biến trên thế giới vì có thể thích nghi tốt với nhiều kiểu khí hậu.
Tại Việt Nam, cây Dừa cạn còn được biết đến với tên gọi là Hải Đằng. Trong Đông y, Dừa cạn có tên gọi là Trường xuân hoa, Dương giác hay Bông dừa. Hoa Dừa cạn có 3 màu chính: phớt hồng, phớt tím và màu trắng.
Cây Dừa cạn thuộc thân thảo nhỏ, chỉ cao khoảng 30 – 60cm, với các lá mọc đối xứng nhau. Lá Dừa cạn có hình bầu dục dài, kích thước khoảng 2,5 – 9cm chiều dài và 1,5 – 3cm chiều rộng. Lá cây có màu xanh đậm, sáng bóng đầy sức sống.
Loài cây này là loài ưa bóng và điều kiện mát mẻ. Khả năng sinh trưởng của cây rất nhanh. Chỉ cần một chậu Dừa cạn nhỏ, bạn có thể nhân giống rất nhanh chóng.
Hoa của Dừa cạn cũng vô cùng thú vị. Mỗi khi có một phiến lá ở đầu cành non nhú lên thì liền sau đó, ngay giữa nách lá, hai đóa hoa sẽ xuất hiện. Dù trong điều kiện nào, lá và hoa Dừa cạn cũng luôn vươn lên phát triển, tràn đầy sức sống.
Đặc biệt, Dừa cạn nở hoa không ngừng từ mùa xuân qua mùa thu. Vì thế, Dừa cạn lúc nào cũng sặc sỡ sắc màu, các bông hoa đua sắc. Sau khi hoa tàn sẽ thành quả, quả Dừa cạn dài từ 2 – 4 cm. Bạn có thể hạt dừa cạn gieo xuống đất để ươm giống mới rất nhanh lên.
Ý nghĩa của cây Dừa cạn phong thủy
Cây Dừa Cạn không phải bỗng nhiên người ta lại chọn để đặt bàn làm việc, làm cây trang trí phong cảnh khuôn viên nhà ở, dừa cạn còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Dừa cạn là loài cây tràn trề nhựa sống, có thể chịu mọi môi trường khắc nghiệt. Vì thế, đây là biểu tượng cho sự vươn lên mạnh mẽ, kiên cường.
Trong phong thủy, Dừa cạn mang đến may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Đặt một chậu Dừa cạn trên bàn làm việc sẽ mang đến nguồn năng lượng tốt. Từ đó, giúp chủ nhân có thêm nhiều luồng vượng khí mạnh, giúp công việc hiệu quả, làm gì cũng thành.
Bạn có thể chọn cây Dừa cạn phong thủy để làm quà tặng trong các dịp mừng thọ, sinh nhật hay dịp lễ tết. Nếu đang trong giai đoạn thi cử, đây là loài hoa sẽ mang lại cho bạn sự thành đạt. Người đang làm công việc kinh doanh sẽ đạt nhiều thành tựu viên mãn.
Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, Dừa cạn cũng được xem là loài cây có khả năng trừ tà. Khi trồng Dừa cạn sẽ giúp phù trợ cho chủ nhà gia tăng vượng khí, hạn chế những khí xấu.
Cách trồng và chăm sóc cây Dừa cạn phong thủy
Cây Dừa cạn phong thủy có sức sống mãnh liệt, phù hợp mọi điều kiện thời tiết. Vì thế cách trồng và chăm sóc cũng khá đơn giản. Ngay cả những người không “mát tay” cũng có thể trồng Dừa cạn phát triển xum xuê.
Kỹ thuật trồng Dừa cạn:
Bạn có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, chỉ khoảng vài ngày là hạt sẽ nảy cây non. Nếu cẩn thận, bạn có thể gieo hạt riêng, đợi cây lớn ổn định thì đưa vào chậu trồng bình thường. Theo dõi hành trình từ khi hạt nảy mầm đến khi thành cây lớn sẽ rất thú vị.
Ngoài ra, bạn có thể mua sẵn cây giống về trồng. Việc của bạn là cần chuẩn bị đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng là đủ cho cây tăng trưởng.
Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng Dừa cạn cần đảm bảo tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể tự trộn cát đen, bột sơ dừa, trấu hun để tạo thành giá thể trồng Dừa cạn tốt nhất. Sau đó, bỏ đất vào khay gieo hạt chậu có lỗ thoát nước và ấn nhẹ đất.
Trong quá trình trồng Dừa cạn, bạn có thể xới đất để cho đất tơi xốp, kích thích cây tăng trưởng tốt hơn.
Tưới nước:
Khi tưới cho Dừa cạn, bạn nên dùng vòi phun sương và tưới ngày 2 lần sáng, chiều mát. Trong thời gian mới gieo hạt, chỉ cần đảm bảo đất đủ ẩm, không cần tưới quá nhiều. Khi cây con, nên tưới nhẹ nhàng, tránh việc cây bị lở gốc sẽ dễ chết.
Ánh sáng:
Trong giai đoạn ươm cây giống, chỉ nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ. Nên để dưới bóng dâm của một cây khác để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ. Như vậy, cây sẽ phát triển tốt hơn. Sau khoảng 1 tháng ươm cây, có thể tách cây ra để trồng riêng theo từng chậu. Lưu ý không để cây ở nơi ánh sáng trực tiếp khi mới tách cây.
Bón phân:
Phân bón không chỉ giúp cây tăng trưởng mà còn giúp dưỡng hoa, làm hoa có màu sắc đẹp hơn và lâu tàn. Sau khi tách cây khoảng 1 tuần, bộ rễ đã phát triển tốt, bạn có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá hàng tháng.
Bạn pha phân bón để phun cho Dừa cạn theo liều lượng: 0,5-1 muỗng cafe/1lít nước phun. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần. Nên nhớ không phun trực tiếp trên hoa. Thời điểm phun lý tưởng nhất là lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá.
Khi cây đã trưởng thành, ổn định việc bón phân không cần thường xuyên. Chỉ cần 5 – 6 tháng bón một lần để kích thích tăng trưởng và ra hoa. Quan trọng nhất bạn phải xới đất thường xuyên để cây được thông thoáng, đủ độ ẩm.
Cách nhận biết và phòng ngừa bệnh cho cây
Cây Dừa cạn phong thủy dễ trồng, dễ sống nhưng cũng rất dễ bị bệnh. Nếu bạn phát hiện ngọn cây hoặc ở giữa cành teo lại, sau đó ngọn và cành đó chết thì cây đã bị nấm. Nếu khi phát hiện thấy gốc và thân đã nhiễm nấm khi cây trưởng thành thường rất khó xử lý. Bệnh nấm thường lây lan rất nhanh và không có cách xử lý.
Tốt nhất, nếu phát hiện cây bị nấm, bạn phải cắt ngay cành bị nấm đi để tránh lây lan sang cành khác. Cần phải dùng kéo cắt cành, chứ không bẻ bằng tay.
Nếu cây vẫn tươi tốt mà vào một ngày đẹp trời toàn bộ lại bị héo rũ và chết cực nhanh thì cây chắc chắn bị úng rễ. Nếu bị úng rễ, bạn chỉ cần tưới phân siêu ra rễ là được. Nhưng ngay khi phát hiện bạn cần xử lý ngay để tránh lây lan.
Để cây phát triển tốt và ít bị bệnh, bạn nên chăm sóc đúng quy trình. Không nên tưới quá nhiều nước sẽ dễ gây ngập úng. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên cắt tỉa các cành nhỏ, cành đã già, héo.
Khi trồng Dừa cạn trong phòng làm việc, sự hạn chế về chậu đất ảnh hưởng rất nhiều tới tốc độ sinh trưởng của cây. Nếu muốn cây luôn xanh tốt, phát triển mạnh, khoảng 5 – 6 tháng bạn thay đất một lần. Mỗi lần thay đất nên phơi đất kỹ để hạn chế mầm bệnh. Với lớp đất mới tơi xốp, thoát nước tốt, Dừa cạn sẽ có thể phát triển nhanh hơn.
Trồng và chăm sóc Dừa cạn không khó, quan trọng là bạn phải kiên trì và thật tỉ mỉ. Không phải cứ mua về để đó là nó tự phát triển, mà phải có sự chăm sóc mỗi ngày. Vì thế, muốn cây phát triển nhanh, mang đến nhiều may mắn, bạn đừng ngại bỏ chút ít thời gian để chăm sóc.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cây Dừa cạn phong thủy. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về loài cây phong thủy này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.