Cây Thiết Mộc Lan, hay còn được gọi là cây Phất Dụ Thơm, là một loại cây mang lại tài lộc và phú quý. Tên khoa học của cây này là Dracaena fragrans, thuộc họ cây có hoa Tóc Tiên và có nguồn gốc từ các nước Tây Phi. Cây Thiết Mộc Lan đã được trồng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới.
Giới thiệu về cây Thiết Mộc Lan
Cây Thiết Mộc Lan có thân gỗ dạng cột thẳng đứng và trong tự nhiên, một số cây lâu năm có thể trở thành cây Thiết Mộc Lan cổ thụ lớn. Khi thân cây bị cắt, xung quanh sẽ mọc ra các cành lá mới. Vì vậy, hầu như các cây Thiết Mộc Lan hiện nay đều có vết cắt phẳng trên thân. Lá cây Thiết Mộc Lan bóng và sẫm màu, mọc dài tới 1m và rộng 10cm. Lá mọc chụm thành hình nơ với những phiến sọc màu vàng nhạt trên thân.
Hoa Thiết Mộc Lan mọc ban đêm thành chùm và có màu trắng và mùi thơm. Cây có thể nở hoa cả vào mùa đông thời tiết lạnh. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện chăm sóc và khí hậu, cây có thể ra hoa nhiều hoặc vài năm không có hoa. Cây Thiết Mộc Lan có nhiều giống khác nhau như cây Phất Dụ Thơm Ba Sọc, cây Phất Dụ Thơm Một Sọc và nhiều giống khác.
Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan
Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang đến điềm tốt lành cho con người. Trồng cây trong nhà sẽ thu hút tài lộc và phú quý đến với người trồng. Cây có tên gọi khác là cây Phát Tài, ý chỉ sự giàu có và thăng tiến trong sự nghiệp. Bởi vậy, không ít người trồng cây với mục đích đón tiền bạc dồi dào trong cuộc sống.
Dáng cây thẳng đứng, thân cọc cứng rắn mang ý nghĩa về sự thẳng thắn, cứng cỏi của người quân tử. Vì thế, cây Thiết Mộc Lan là loại cây phong thủy đẹp thể hiện sự hiên ngang, rất thích hợp với người trồng là nam giới.
Trong tên cây Thiết Mộc Lan, chữ “Thiết” có nghĩa là kim loại – cứng rắn và sắc bén. “Mộc” chỉ loài cây gỗ có dáng vẻ cứng cỏi, vững chắc như kim loại. Đồng thời, cây còn mang ý nghĩa mềm mại bởi chữ “Lan”. Lá cây dài mỏng, bóng loáng mềm mại tạo thành hình nơ kết hợp với thân cây hình trụ cứng chắc tạo nên sự hài hòa giữa âm và dương, cương và nhu.
Trong phong thủy phương Đông, cây Thiết Mộc Lan hợp với người mang mệnh Kim và mệnh Mộc. Những người mang mệnh này trồng cây sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn so với những người khác. Cây Thiết Mộc Lan cũng không kiêng mệnh nào, nên hầu như ai cũng có thể trồng cây này nếu thích.
Đối với những cây Thiết Mộc Lan nhỏ dễ uốn, người ta thường trồng với số lượng khá nhiều trong chậu và đặt cho nó những ý nghĩa riêng, tùy thuộc vào số lượng cây. Vì vậy, nếu muốn mua cây nhỏ để trồng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một ý nghĩa thích hợp với bản thân để chọn số cây.
Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây còn dựa vào số cành hoặc số chậu. Vì vậy, khi mua cây, bạn nên tùy thuộc vào mong muốn mà lựa chọn số cành phù hợp. Dưới đây là ý nghĩa của số cành:
- 2 cành: Biểu tượng cho sự vẹn trọn, may mắn trong tình yêu, mọi điều như ý.
- 3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
- 5 cành: Biểu tượng của sức khỏe.
- 8 cành: Đại diện cho sự phát tài phát lộc.
- 9 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt đẹp, tài lộc dồi dào.
Có nên trồng Thiết Mộc Lan trước cửa nhà không?
Với những ý nghĩa phong thủy mang lại và vẻ đẹp của mình, cây Thiết Mộc Lan phù hợp để trồng trước cửa, bên cạnh hoặc đặt trong nhà. Bạn có thể đặt cây ở bất cứ nơi nào tùy thích.
Cây Thiết Mộc Lan hợp tuổi gì?
Cây Thiết Mộc Lan thích hợp cho những người mang mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Tuy nhiên, cây cũng phù hợp với rất nhiều mệnh khác. Dưới đây là các mệnh hợp tuổi với cây Thiết Mộc Lan:
- Nhâm Ngọ (1942, 2002)
- Kỷ Hợi (1959, 2019)
- Mậu Thìn (1988, 1928)
- Quý Mùi (1943, 2003)
- Nhâm Tý (1972)
- Kỷ Τỵ (1989)
- Canh Dần (1950, 2010)
- Quý Sửu (1973)
- Tân Mão (1952, 2011)
- Canh Thân (1980)
- Mậu Tuất (1958, 2018)
- Tân Dậu (1981)
Ngoài ra, còn có tuổi Mão mang mệnh Mộc (Tân Mão -1951) và Hỏa (Đinh Mão – 1987).
Cách trồng cây Thiết Mộc Lan
Trồng trong nước
Cách trồng cây Thiết Mộc Lan trong nước khá đơn giản và đẹp mắt. Bạn chỉ cần đặt cây vào trong bình thủy tinh có pha dung dịch dinh dưỡng. Lưu ý rửa sạch rễ cây để đảm bảo cây hút nước tốt và tránh rễ bị hỏng thối.
Cây Thiết Mộc Lan thủy sinh vừa dễ trồng lại đẹp mắt hơn so với trồng đất nhờ bộ rễ đẹp có thể nhìn thấy. Bạn có thể đặt cây trên bàn hoặc treo tại ban công để trang trí.
Trồng cây bằng thân
Thông thường, cây Thiết Mộc Lan nội thất được chặt một đoạn thân để tạo dáng và cành lá đẹp. Bạn có thể tận dụng phần thân này để trồng thành cây mới. Tuy nhiên, cách trồng này sẽ kém phát triển hơn và cần chăm sóc nhiều hơn so với cây gốc.
Khi trồng cây Thiết Mộc Lan bằng thân, bạn nên sử dụng các loại thuốc kích thích mọc rễ nhanh để cây có thể phát triển trước khi thân cây hết dinh dưỡng. Trong quá trình trồng và chăm sóc, cần để cây dưới ánh nắng nhằm giúp cây quang hợp và phát triển tốt.
Trồng cây bằng gốc
Đa phần cây Thiết Mộc Lan khi trưởng thành thường được cắt bỏ ngọn và phần lớn thân. Cây chỉ còn lại gốc và phần nhỏ của thân, nhưng gốc sẽ khỏe mạnh, cứng chắc và sống lâu hơn. Vì là cây thân gỗ sống lâu năm, trồng cây bằng gốc trên đất là phương pháp thích hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển.