Lan Kim Tuyến – Cây Quý Có Tác Dụng Gì?

admin

Updated on:

Lan kim tuyến có tác dụng gì? Cây có mấy loại

Lan kim tuyến, một loại cây thuộc họ Lan, không chỉ được biết đến với hoa đẹp mà còn mang lại nhiều tác dụng điều trị bệnh cho con người. Vậy Lan kim tuyến có những đặc điểm gì? Cách sử dụng làm thuốc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Lan Kim Tuyến – Cây Quý Có Đặc Điểm Gì?

Lan kim tuyến là loài cây thân thảo thuộc họ Lan (orchidaceae) với tên khoa học là Anoectochilus setaceus Blume. Ở Việt Nam, dược liệu này còn được gọi với các tên gọi khác như Lá gấm, Kim tuyến liên, Mộc sơn thạch tùng.

Đặc điểm của Lan kim tuyến bao gồm thân thảo chia thành thân sinh khí trên mặt đất và thân rễ mọc sâu vào đất. Thân trên mọc thẳng, nhẵn bóng, cao khoảng 4 – 8cm, và chia thành nhiều lóng với độ dài khác nhau. Thân màu xanh trắng, đôi khi hồng nhạt. Thân rễ có chùm bao gồm 2 – 10 rễ, dài khoảng 5 – 8cm, đâm thẳng xuống dưới đất.

Lá của Lan kim tuyến có dạng hình trứng, gốc lá tròn và dần nhọn về phần ngọn. Lá cây có kích thước khoảng 3 – 6cm, mọc xòe trên mặt đất. Mặt trên lá màu nâu đỏ, mặt dưới màu đỏ nhạt. Lá có cuống màu xanh dài khoảng 1cm, mặt lá có 5 gân chính tạo thành hình mạng nhện. Lá ở ngọn ngọc thẳng, xoắn quanh thân như chiếc phễu, và bẹ lá màu đỏ tía.

Hoa của cây mọc thành chùm ở ngọn thân, mỗi chùm chứa 5 – 10 hoa. Hoa lan có màu trắng, hai bên rìa hoa có 5 – 9 râu đính trên trục hoa. Trục hoa dài 5 – 25cm, phủ một lớp lông nâu đỏ bên ngoài.

2/ Các Loại Lan Kim Tuyến Phổ Biến

Hiện nay, có 3 loại Lan kim tuyến phổ biến như:

  • Lan kim tuyến rừng: Loại cây quý hiếm được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Chúng được tìm thấy ở các vùng núi già như Ngọc Linh – Kon Tum.

  • Lan kim tuyến đỏ: Loại lan này có lá màu đỏ và có dược tính tốt.

  • Lan kim tuyến đá: Thuộc loại gen quý tại Việt Nam. Lá loại lan này rất đẹp và thường được dùng làm cảnh. Ngoài ra, cây còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng tốt.

3/ Công Dụng của Lan Kim Tuyến

Theo y học cổ truyền, Lan kim tuyến có vị ngọt, tính mát. Nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng, bổ âm nhuận phế, và lưu thông khí huyết cơ thể. Chính vì vậy, loại dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc với tác dụng như:

  • Tăng cường đề kháng, phòng ngừa và điều trị ung thư, bệnh về gan.

  • Kháng khuẩn, điều trị bệnh về đường hô hấp như viêm khí quản, ho khan, ho có đờm,…

  • Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, và ngủ không ngon.

  • Điều trị tiêu hóa kém, ăn không ngon, chán ăn.

  • Điều trị cao huyết áp, tiêu độc, giải nhiệt,…

  • Điều trị di tinh, suy thận, phong thấp, đau lưng,…

4/ Một Số Bài Thuốc Từ Lan Kim Tuyến

Dưới đây là một số bài thuốc từ Lan kim tuyến mà bạn nên biết:

4.1. Điều Trị Ho Ra Máu

Nguyên liệu:

  • Lan kim tuyến 30g
  • Mạch môn 25g
  • Hoài sơn 20g
  • Huyền sâm 20g
  • Tử quyết minh 15g
  • Ngưu tất 15g

Cách chế biến: Cho 1 thang dược liệu vào sắc. Lấy nước uống chia ngày 3 lần. Uống 5 – 7 thang / lần.

4.2. Ăn Kém, Ăn Không Ngon

Nguyên liệu:

  • Lan gấm 25g
  • Huyền sâm 20g
  • Hoài sơn 10g
  • Liên nhục 8g
  • Sơn tra 6g
  • Tử quyết minh 5g
  • Trần bì 5g

Cách chế biến: Cho 1 thang dược liệu vào sắc. Lấy nước uống chia ngày 3 lần. Uống 5 – 7 thang / lần.

4.3. Người Thần Kinh Suy Nhược, Ngủ Không Ngon Giấc

Nguyên liệu:

  • Lan kim tuyến 25g
  • Tử quyết minh 20g
  • Mạch môn 15g
  • Hoài sơn 12g
  • Hoa nhài 12g
  • Huyền sâm 10g
  • Hoa thiên lý 10g
  • Tâm sen 8g
  • Cam thảo đất 8g
  • Ngưu tất 8g

Cách chế biến: Lấy 1 thang dược liệu đem sắc lấy nước uống. Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Uống 3 – 5 thang.

5/ Cách Ngâm Rượu Lan Kim Tuyến

Rượu ngâm Lan kim tuyến giúp cải thiện sức khỏe thể lực, chức năng hệ tiêu hóa, và tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Cách ngâm rượu mà bạn nên biết:

  1. Lấy 1kg lan kim tuyến tươi (hoặc 500g loại khô) để rửa sạch và để ráo nước.
  2. Cho dược liệu vào bình thủy tinh và thêm 3 lít rượu 40 độ. Ngâm trong vòng 1 tháng rồi sử dụng.

Chú ý: Rượu từ Lan gấm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ, không lạm dụng gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Trên đây là các kiến thức cần thiết xoay quanh dược liệu Lan kim tuyến. Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có ý kiến, hãy để lại bình luận dưới phần này.