Ý nghĩa cây lựu trong phong thủy: mang đến may mắn cho gia chủ

admin

Ý nghĩa cây lựu trong phong thủy: mang đến may mắn cho gia chủ

Cây lựu không chỉ là loại cây ăn quả được yêu thích mà loài cây này còn mang đến rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Vậy ý nghĩa cây lựu là gì? Cách trồng và chăm sóc loại cây này như thế nào? Hãy để Tiểu Cảnh Đẹp giúp bạn tìm hiểu ngay về loài cây này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đặc điểm của cây lựu

Lựu là loài cây thân gỗ, màu nâu xám, rất dẻo, nhiều nhánh nhỏ, lá rộng và chiều cao trung bình từ 2 – 8m. Cây lựu càng lớn thì nhánh sẽ mọc càng nhiều, tạo thành những bụi dày xum xuê.

Lựu là loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở Việt Nam

Lá của loài cây này dài từ 3 – 4cm, nhọn ở cuối lá, phình to chính giữa và mọc đối xứng hoặc mọc thành từng lùm từ phần thân và nhánh. Hoa lựu đối khi mọc riêng lẻ cũng có khi mọc thành từng chùm ở ngọn cành hay nách lá.

Thông thường, cây lựu sẽ cho quả vào tháng 9 – 10 hàng năm, sau khi cây kết thúc đợt ra hoa. Quả của loài cây này có màu đỏ, hình tròn, bán kính từ 8-10cm, vỏ quả dày và cứng và bên trong có nhiều hạt được chia bởi các lớp ngăn.

2. Ý nghĩa cây lựu trong phong thủy

Cây lựu là loài cây thân gỗ, tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi. Ngoài ra, quả lựu màu đỏ, căng mọng được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc trong cuộc sống. Đặc biệt, hoa lựu có công dụng xua đuổi tà ma, giúp mang đến một cuộc sống hạnh phúc, ấm no và bình yên cho con người.

Ngày nay, nhiều người có thói quen đặt cây lựu đỏ trước nhà vào dịp lễ Tết để không chỉ tô thêm phần sức sống cho căn nhà, mà còn thể hiện mong muốn thu hút thêm tài lộc trong những ngày đầu năm mới.

Trong phong thủy cây lựu có ý nghĩa đại diện cho sự may mắn

3. Trồng cây lựu ở đâu tốt giúp rước may mắn vào nhà?

Thông thường, cây lựu sẽ được trồng trước nhà, nơi đón ánh nắng đầu tiên. Không chỉ vậy, vị trí này còn mang ý nghĩa rất tốt trong phong thủy, giúp hứng tài lộc, mang đến may mắn, tốt lành cho gia chủ. Vì vậy, việc trồng cây lựu trước nhà sẽ giúp gia chủ chiêu tài và xua đuổi những điều không may.

4. Hướng dẫn cách trồng cây lựu

Nếu bạn chưa biết cách trồng và chăm sóc cây lựu như thế nào, thì hãy tham khảo những kinh nghiệm tuyệt vời dưới đây nhé!

4.1. Thời vụ

Tốt hơn hết là bạn chỉ nên trồng cây lựu vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa thu. Bởi trong thời gian này, những cơn mưa đầu mùa sẽ góp phần giúp cây sinh sôi và phát triển một cách tốt nhất.

4.2. Loại đất

Bạn có thể lựa chọn đất nhiều phù sa hoặc những loại đất thịt đã được trộn chung với các loại phân hữu cơ, để đảm bảo cây có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng nhiều nhất có thể. Với những cây lựu được trồng trong chậu thì bạn nên trộn đất với một lượng tro trấu phù hợp, nếu muốn tạo được lớp nền tốt nhất cho cây.

Cây lựu phù hợp với loại đất có nhiều phù sa

4.3. Chọn giống

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại lựu được trồng phổ biến gồm lựu trắng truyền thống và lựu đỏ. Lựu trắng có ưu điểm là cho quả to, khi chín màu chủ đạo của hạt là màu trắng. Trong khi giống lựu đỏ nhập khẩu từ Thái Lan lại có màu đỏ mơng cuốn hút, mặc dù trái khá nhỏ nhưng sai quả.

4.4. Phương pháp trồng

Có 3 cách trồng lựu được nhiều người áp dụng bao gồm:

  • Trồng cây lựu bằng hạt: Phương pháp này ước tính sẽ ra quả sau 2 năm trồng. Vì có năng suất quá thấp nên cách này không được khuyến khích. Bên cạnh đó cây sau khi phát triển cũng không sống được lâu. Thường thì những cây lựu trồng bằng hạt sẽ tự mọc nhiều hơn là cố tình vun đắp.
  • Trồng bằng nhánh: Phương pháp chiết nhánh là cách trồng lựu khoa học và được khuyến khích vì cho năng suất cao và bền rễ nhanh.
  • Trồng bằng cây con: Một cây lựu trưởng thành sẽ nảy ra nhiều cây con bên dưới gốc. Nếu muốn nhân giống bạn có thể chiết cây con này để trồng. Lưu ý là cách này sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện vào mùa mưa.

Có thể trồng cây lựu bằng hạt, nhánh hoặc cây con

4.5. Cách trồng lựu bằng cây giống

Cây lựu giống khi mua về phần rễ sẽ được bọc trong một lớp nilon. Bạn cần bóc sạch lớp nilon này ra và đặt nhẹ nhàng toàn bộ phần rễ xuống hố đã đào sẵn. Đất phải được lấp kín và dề chặt quanh gốc cây, cây sau khi cố định phải có hướng thẳng đứng. Sau cùng, tưới nước để tạo độ ẩm và giúp cây mau phát triển.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc cây lựu

Chăm sóc cây lựu không quá phức tạp nhưng để hiệu quả thì bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức dưới đây.

5.1. Tưới nước

Lựu là loại cây thuộc vùng nhiệt đới nên có đặc tính là ưa ánh sáng và nước. Vì thế, bạn cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là lúc mới trồng. Khi thời tiết dần chuyển sang mùa khô, hãy chú ý tăng lượng nước để cây hấp thu đủ độ ẩm.

Một trong những cách phổ biến nhất mà nhà nông hay làm để giữ nước cho cây là quấn rơm rạ quanh gốc. Nước cũng cần được tưới đầy đủ trong giai đoạn cây ra hoa và kết quả. Thiếu nước chính là nguyên nhân khiến cây ít quả và không mọng nước.

Nên tưới nước nhiều hơn cho cây lựu trong quá trình ra hoa

5.2. Làm cỏ

Không chỉ phải tưới nước thường xuyên mà chúng ta cần phải siêng làm cỏ để cây không bị tranh giành chất dinh dưỡng. Sau mỗi trận mưa to là điều kiện để cỏ dại phát triển mạnh mẽ. Vì vậy vào mùa mưa bạn hãy cẩn thận quan sát để kịp thời tiêu diệt cỏ dại gây hại nhé.

Ngoài ra, thời gian làm cỏ thuận lợi nhất còn rơi vào những ngày sau tết, khoảng tháng 2. Tháng 9 cũng là lúc bạn làm cỏ lần cuối trong năm để chuẩn bị cho vụ thu hoạch đầy năng suất.

5.3. Cắt tỉa

Hệ thống cành lá của cây lựu có khả năng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Vì thế chúng ta cần phải cắt tỉa định kỳ để cây luôn giữ được nét thẩm mỹ. Đối với những khu vực dày cành và khiến cành yếu ớt thì nên tỉa bỏ.

Phần được giữ lại thường là cành khỏe và dáng đẹp. Làm như vậy sẽ giúp tập trung chất dinh dưỡng nuôi những phần tốt. Ngoài ra, việc tỉa cành cũng giúp thúc đẩy quá trình ra hoa kết quả của cây.

Cắt tỉa cành giúp cây lựu phát triển tốt hơn

5.4. Bón phân

Đất trồng là thành phần quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc cây lựu. Để cây phát triển và cho năng suất cao, hãy cung cấp chất dinh dưỡng cho đất bằng cách bón phân.

Sau 1 tháng trồng cây xuống đất, bạn cần tiến hành bón thuốc cho cây bằng phân hữu cơ. Vào năm đầu tiên của cây, bạn nên bón phân theo định kỳ 3 tháng 1 lần. Từ năm thứ 2 trở đi, lượng phân sẽ nhiều hơn 10% và chia thành 2 đợt để bón.

5.5. Diệt sâu bệnh

Cây lựu là món ăn khoái khẩu của rầy mềm và rệp sáp. Thường thì người ta sẽ dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc pha loãng nước rửa chén để tiêu diệt chúng. Thời gian lý tưởng nhất để phun là vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời lên. Lưu ý là không được phun vào gốc cây. Đợi vài ngày sau tưới nước để rửa lại là được.

6. Thu hoạch

Sau 2 năm trồng thì cây lựu sẽ cho ra lứa quả đầu tiên. Lúc này, bạn sẽ có thời gian thu hoạch khoảng 2 tháng. Lựu khi chín chuyển thành màu đỏ hoặc hồng vàng tuỳ giống. Quả lựu to, căng bóng và cầm chắc tay thì đã có thể thu hoạch rồi. Thời tiết thuận lợi để hái quả là lúc trời nắng ráo sẽ giúp lựu ngọt hơn.

Cây lựu sẽ cho quả sau khoảng 2 năm trồng và chăm sóc

Trên đây là những thông tin hữu ích về ý nghĩa cây lựu trong cuộc sống con người. Trái lựu có nhiều chất dinh dưỡng và nước nên cực kỳ thích hợp để ăn trong những ngày nắng nóng.